SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Săn Gem
Save
Copy link

Phí bản quyền (Royalties fee) có thật sự cần thiết cho NFT?

Phí bản quyền NFT là gì? Liệu chúng có thật sự cần thiết cho sự phát triển của lĩnh vực này không? Hãy cùng Săn Gem tìm hiểu trong bài viết hôm nay!
Channel logo
Săn Gem
Published Oct 08 2023
Updated Oct 09 2023
6 min read
thumbnail

Phí bản quyền vốn đã có từ rất lâu và là một thuật ngữ không còn quá xa lạ không chỉ với thị trường truyền thống, mà còn cả trong thị trường Crypto, cụ thể là mảng NFT. Thời gian gần đây nổ ra khá nhiều cuộc tranh cãi giữa những nhà đầu tư, nhà sáng tạo NFT và cả sàn giao dịch về vấn để này.

Phí bản quyền (Royalties fee) là gì?

Phí bản quyền NFT (Royalties fee) là một khoản chi phí mà người bán trả cho đội ngũ sáng tạo khi họ muốn bán tác phẩm NFT nào đó trên thị trường thứ cấp. Các khoản phí bản quyền này thường được mã hoá vào các smart contract (hợp đồng thông minh) khi NFT đó được mint trên blockchain.

royalties fee

Các nhà sáng tạo có thể tự do ấn định phí bản quyền theo tỷ lệ phần trăm bất kỳ mà họ muốn. Thông thường con số này sẽ giao động trong khoảng từ 5-10% tuỳ bộ sưu tập. Theo đó, khi một NFT bất kỳ được giao dịch, người bán sẽ chịu ba loại phí: phí gas, phí cho nền tảng và phí bản quyền cho nhà sáng tạo.

Các giai đoạn “biến đổi” của phí bản quyền NFT

    Về cơ bản, câu chuyện phí bản quyền vốn vẫn được xem là "bình thường" khi cộng đồng mua bán NFT trên OpenSea. Các nhà sáng tạo định mức bao nhiêu thì OpenSea sẽ tính phí tương ứng.
    Tuy nhiên đến khoảng tháng 07/2022, sự xuất hiện của SudoSwap, được biết đến như một sàn giao dịch OTC NFT thời điểm đó, đã ra mắt giao thức AMM cho phép người dùng có thể mua bán NFT nhưng không phải trả bất kỳ khoản phí bản quyền nào.
    Tiếp theo đó, sàn giao dịch NFT Blur ra mắt vào tháng 10/2022 với giao diện “chuyên” cho dân trade NFT. Theo đó, Blur cũng áp dụng chính sách zero royalties và kết hợp thêm chiến dịch trading nhận Airdrop token $BLUR. Kết quả là Blur đã thu hút được một lượng lớn khối lượng giao dịch trên thị trường NFT thời gian đó, vượt mặt cả OpenSea.
    Để ngăn chặn sự xâm chiếm thị phần đó, OpenSea ra mắt “Operator Filter” vào khoảng tháng 11/2022, cho phép các bộ sưu tập có thể ngăn chặn các hoạt động mua/ bán NFT trên các sàn giao dịch khác nhưng không tôn trọng phí bản quyền của họ.
    Tuy nhiên chỉ vài tháng sau đó, OpenSea buộc phải thông báo ra mắt cơ chế phí bản quyền tùy chọn, với mức tối thiểu là 0.5% để tăng khả năng cjanh tranh so với các đối thủ và thu hút thêm người dùng.

Vì sao các nhà sáng tạo lại cần phí bản quyền?

Khi một tài sản trí tuệ mang tính chất nghệ thuật đã được bán đi, các nhà sáng tạo dường như sẽ không còn bất cứ quyền gì với các khoản giao dịch sau đó của tác phẩm mình đã tạo ra nữa. Tuy nhiên, nếu có quyền bản quyền từ các hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp, các nhà sáng tạo vẫn có cơ hội nhận được một phần lợi nhuận từ sự phát triển và sự nổi tiếng của tác phẩm của họ.

Một ví dụ minh họa cho điều này là trường hợp của Harvey Ball, người đã bán tác phẩm icon khuôn mặt cười màu vàng nổi tiếng của mình với giá chỉ 45 USD vào năm 1963. Gần 40 năm sau, một công ty sản xuất áo thun đã sử dụng hình ảnh icon khuôn mặt cười này để bán ra hàng loạt áo thun và thu về doanh thu hơn 500 triệu USD. Đương nhiên, tác giả Harvey của chiếc icon huyền thoại vẫn chỉ giữ phần 45 USD của riêng mình.

Harvey Ball

Bên cạnh đó, phí bản quyền được xem như là một dạng thu nhập thụ động của các nghệ sĩ, đặc biệt là những người mới. Thông thường những nhà sáng tạo mới ra mắt bộ sưu tập đầu tay, họ chỉ bán những NFT của mình với giá khá rẻ, số lượng NFT trong một bộ sưu tập cũng không quá nhiều.

Chính vì thế, khoản phí bản quyền này có thể phần nào giúp các nhà sáng tạo có thêm động lực sáng tạo, xây dựng các chiến lược marketing và tiếp tục cống hiến cho bộ sưu tập NFT của mình.

Phí bản quyền có thật sự là “động lực” gắn bó nghệ sĩ với bộ sưu tập?

Thông thường ở khoảng thời gian đầu khi mới ra mắt bộ sưu tập NFT, nhiều dự án và nhà sáng tạo có thể nhận được hàng triệu USD lợi nhuận từ phần phí bản quyền cho các giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp. Một số dự án NFT tiêu biểu “bội thu” tiền phí bản quyền có thể kể đến như:

    BAYC có doanh thu 2.9 tỷ USD, thu về 72.5 triệu USD từ phí bản quyền (2.5%)
    Azuki có doanh thu 1 tỷ USD, thu về 50 triệu USD từ phí bản quyền (5%)
    Moonbirds có doanh thu 652 triệu USD, thu về 32 triệu USD từ phí bản quyền (5%)
bayc royalties

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, con số này cũng không còn đáng kể như trước nữa. Một phần vì thị trường Crypto nói chung, và mảng NFT nói riêng đều đang ở trong giai đoạn khó khăn, các nhà đầu tư đều dè chừng với các quyết định “xuống tiền” của mình khiến khối lượng giao dịch trên các sàn thứ cấp giảm đáng kể. Bên cạnh đó, ngày càng có thêm nhiều nền tảng giao dịch quyết định loại bỏ phần tiền bản quyền để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút người dùng, càng khiến doanh thu từ phí bản quyền của các dự án NFT càng giảm sút hơn trước.

royalties fee
Tiền phí bản quyền của các bộ sưu tập NFT Blue-chip trong 30 ngày qua (Theo: DefiLlama)

Sự thâm hụt ngân sách này đã khiến nhiều dự án NFT phải tạm ngưng hoạt động. Mặt khác, một số dự án nổi tiếng như DeGods cũng phải “theo trend” loại bỏ phí bản quyền cho bộ sưu tập của mình. 

Một phần vì với những dự án lớn, có tên tuổi và mối quan hệ rộng, họ có thể tạo ra nhiều nguồn thu bên ngoài từ việc ra mắt các sản phẩm thương mại (Pudgy Penguins x Walmart), hay hợp tác với các thương hiệu lớn để sử dụng hình ảnh (CryptoPunks x Tiffany&Co).

pudgy penguins x walmart

Trong khi đó, các nghệ sĩ cá nhân thường sẽ rất khó để kiếm được những “deal khủng” như thế này và đôi khi phần tiền bản quyền họ nhận được còn nhiều hơn cả tổng doanh thu của bộ sưu tập lúc mở bán.

fidenza by tyler hobbs

Đơn cử cho trường hợp này là bộ sưu tập NFT Fidenza by Tyler Hobbs đã thu về hơn 4,700 ETH, trong khi giá mở bán của chúng chỉ rơi vào khoảng 170 ETH cho 1,000 NFT. Theo đó có thể thấy vai trò và tầm quan trọng của tiền bản quyền NFT sẽ phụ thuộc khá nhiều vào quy mô của dự án.

“Tương lai” của phí bản quyền NFT

Về cơ bản thì đây vốn là một bài toán khá khó giải vì liên quan đến nhiều bên khác nhau:

    Thị trường suy giảm khiến cơ hội kiếm tiền khó khăn hơn
    Nhà đầu tư thì muốn giảm thiểu chi phí tối đa hoá lợi nhuận
    Sàn giao dịch cũng chỉ vì muốn thúc gia tăng khối lượng giao dịch, nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút người dùng
    Nhà sáng tạo thì cần phí bản quyền để có thêm thu nhập và động lực tiếp tục tạo nhiều giá trị cho bộ sưu tập

Phí bản quyền có thể sẽ là một cuộc chiến không hồi kết, hoặc cũng có thể chỉ là vấn đề nan giải trong thị downtrend khi cộng đồng “thắt lưng buộc bụng” mà thôi. Mặc dù nhiều sàn giao dịch lớn đều dần chuyển sang chế độ phí bản quyền tuỳ chọn, nhưng nếu những nhà sáng tạo vẫn muốn có một phần phí cho riêng mình thì vẫn có thể:

    Cho phép bộ sưu tập của mình được mua bán trên các sàn giao dịch NFT giữ mức phí bản quyền nguyên bản như: sudoswap v2, SuperRare, Zora, Rarible,... hoặc tự tạo ra một marketplace cho riêng mình.
sudoswap’s
    sudoswap’s Creator Settings: đây là một dạng smart contract mới cho phép các nhà sáng tạo có thể giảm một phần phí bản quyền để đổi lại một phần lợi nhuận từ phí giao dịch của bộ sưu tập đó trong liquidity pool của sudoswap.
RELEVANT SERIES