SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Săn Gem
Save
Copy link

Compressed NFT (cNFT) là gì? Bước tiến mới cho NFT trên Solana

Compressed NFT (cNFT), một giải pháp mới cho NFT trên hệ sinh thái Solana, được xem là một trong những bước tiến giúp blockchain này giảm thiểu chi phí lưu trữ on-chain và tăng khả năng mở rộng của NFT Solana. Vậy cụ thể cNFT là gì? Cùng Săn Gem tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Channel logo
Săn Gem
Published Sep 23 2023
Updated Sep 28 2023
7 min read
thumbnail

Compressed NFT là gì?

cNFT (viết tắt từ Compressed NFT) là một dạng NFT nén, được xem như một làn sóng mới mang lại nhiều ứng dụng cho mảng NFT trên hệ sinh thái Solana. Không giống như những NFT truyền thống khác, cNFT sử dụng cách thức lưu trữ dữ liệu theo cấu trúc cây Merkle. cNFT này khác với cNFT trên blockchain Cardano, còn gọi là Cardano-base NFTs.

Cụ thể, chúng sẽ nén dữ liệu lại và xử lý off-chain (ngoại chuỗi), từ đó có thể tối ưu hoá không gian lưu trữ và giảm thiểu chi phí quản lý dữ liệu cho các bộ sưu tập NFT.

Dành cho anh em nào chưa biết thì Merkle Tree, hay còn gọi là cây Merkle, là một cấu trúc dữ liệu toán học được sử dụng trong các ứng dụng khoa học máy tính. Với đặc trưng được tạo từ các hàm băm (hash) của nhiều block khác nhau và tổng hợp tất cả các dữ liệu tạo trong một block, cây Merkle được ứng dụng trong lĩnh vực crypto để mã hóa các dữ liệu blockchain một cách hiệu quả và an toàn hơn. (Đọc thêm)

Với ưu điểm đó, cNFT thường phù hợp với những bộ sưu tập NFT có số lượng lớn hoặc được sản xuất hàng loạt như: NFT game, NFT âm nhạc, NFT trong các sự kiện,... Tuy được sản xuất với chi phí tiết kiệm, nhưng cNFT vẫn có thể giữ được các đặc điểm cơ bản của một NFT thông thường như độ hiếm, tính độc nhất, từ đó giúp các nhà sáng tạo có thể ứng dụng để tạo ra nhiều bộ sưu tập NFT có khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Ứng dụng của cNFT

Mặc dù Solana vốn đã có chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với các blockchain khác, đặc biệt là Ethereum, nhưng nếu để phục vụ các hoạt động sản xuất NFT hàng loạt cho những doanh nghiệp/ dự án lớn thì số tiền bỏ ra cũng không hề nhỏ tí nào.

Vì ưu điểm chính có là tối ưu chi phí và khả năng lưu trữ, nên cNFT thường được ứng dụng bởi những đối tượng sau :

Cho creator (nhà sáng tạo)

Có thể anh em chưa biết, để tạo ra một bộ sưu tập NFT không chỉ tốn chi phí về nhân sự ở các bước lên ý tưởng, thiết kế, vẽ, marketing,... mà việc đưa những hình ảnh đó lên thành NFT trên blockchain cũng tiêu tốn của những nhà sáng tạo không ít tiền.

chi phí tạo nft
Chi phí tạo NFT. Nguồn Metaplex.

Theo như số liệu thống kê, chi phí để tạo ra một bộ sưu tập gồm 1 triệu NFT thông thường sẽ lên đến 12,000 SOL. Nhưng nếu chúng được nén lại dưới dạng cNFT, nhà sáng tạo chỉ cần chi trả 5 SOL cho 1 triệu NFT đó, rẻ hơn gấp 2,400 lần. Và có thể thấy nếu như số lượng NFT trong bộ sưu tập đó càng nhiều, khoảng tiền tiết kiệm được nhờ cNFT sẽ càng lớn.

 → Anh em có thể thử tính toán chi phí ở đây: https://compressed.app

Nhờ chi phí siêu hạt dẻ như vậy, cNFT sẽ giúp nhiều người dùng có thể tự do sáng tạo và chia sẻ những tác phẩm nghệ thuật đến với cộng đồng một cách dễ dàng hơn.

Một trong những bộ sưu tập NFT phổ biến sử dụng công nghê cNFT là Tensorians.

Cho collector và trader (nhà sưu tập và người giao dịch)

Đối với những nhà sưu tập NFT, cNFT có thể tạo thêm hứng thú cho người dùng từ việc được sở hữu NFT đó. Tuy NFT không phải lúc nào cũng có giá và thanh khoản tốt trên các sàn giao dịch, nhưng thay vào đó việc sở hữu NFT sẽ giúp cho người dùng có thể dễ dàng kết nối hơn với cộng đồng có cùng đam mê, và khám phá thêm về những nghệ sĩ khác trong giới.

Vì cNFT giúp giảm chi phí sản xuất nên rất có thể trong tương lai sẽ có thêm nhiều bộ sưu tập NFT lowcap được tạo ra với số lượng lớn (tương tự như memecoin). Biết đâu lại có thêm làn sóng meme NFT cho các trader thỏa sức mua bán giao dịch NFT như mảng token đã từng (DYOR).

Cho thị trường NFT nói chung

Chỉ xét riêng về mặt công nghệ, cNFT cũng đã giúp mang tại thêm nhiều tính ứng dụng mới cho mảng NFT nói chung, và NFT trên hệ Solana nói riêng. Vì được lưu trữ và xử lý ngoại chuỗi, cNFT sẽ không bị giới hạn hoàn toàn trong blockchain như NFT truyền thống đã từng. Từ đó có thể mở rộng tệp người dùng và phù hợp với các dự án cần sản xuất một lượng lớn NFT như: Game, vé sự kiện, âm nhạc, quản lý doanh nghiệp,...

Điểm khác biệt giữa cNFT và NFT thông thường

Thay vì nói chuyên sâu về công nghệ của cNFT, mình sẽ lấy ví dụ thực tế để anh em có thể dễ hiểu hơn về sự khác biệt giữa cNFT và NFT là như thế nào.

Hay tưởng tượng có một bộ sưu tập ABC gồm 100 NFT độc nhất (Azuki, Okay Bears...) là một khu dân cư tên ABC với 100 hộ dân.

Nếu ABC là một bộ sưu tập NFT bình thường thì tương tự như mỗi hộ dân trong khu dân cư đó đều ở một căn nhà khác nhau theo kiểu nhà đất (tương ứng với 1 block). Vì ai cũng có một căn nhà trên một mảnh đất riêng, nên tổng diện tích cho cả khu dân cư đó thường sẽ rất lớn và chi phí cho một căn nhà cũng sẽ đắt đỏ (vì ở nhà đất mà).

Còn nếu ABC là một bộ sưu tập cNFT thì cũng giống như việc 100 hộ dân đó sống chung trong một tòa chung cư gồm 100 căn hộ. Theo đó, toà chung cư sẽ được xem là một block và những căn hộ trong toà nhà sẽ được xây dựng theo mô hình cây Merkle.

Vậy chung quy lại cNFT và NFT có điểm gì khác?

    Kho lưu trữ dữ liệu: Nếu mỗi hộ gia đình đều ở trong căn nhà 50m2 thì một toà chung cư 10 tầng có 100 căn hộ chỉ tốn diện tích xây dựng 500m2, trong khi khu nhà đất cần đến 5000m2. Việc sử dụng cấu trúc dữ liệu theo mô hình cây Merkle giúp cNFT tối ưu hoá khả năng lưu trữ hơn và phù hộ với những bộ sưu tập có số lượng lớn (Một bộ NFT vẫn có thể bao gồm nhiều cây Merkle khác nhau, cũng như một khu dân cư có nhiều toà nhà chung cư bên trong vậy).
    Chi phí: Cùng một vị trí/ diện tích thì nhà đất lúc nào cũng đắt hơn chung cư. NFT và cNFT cũng vậy. Việc lưu trữ và xử lý off-chain giúp cNFT tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với NFT truyền thống.
    Quyền sở hữu kiểm soát: Nếu như ở nhà đất, anh em có thể tự do muốn sửa sang nhà cửa, thay đổi kết cấu tuỳ thích, thì với chung cư anh em cần xin phép từ ban quản lý chung cư mới có thể thực hiện được. Tương tự với cNFT, vì dữ liệu được lưu trữ off-chain nên nếu muốn thay đổi người dùng phải cung cấp đủ bằng chứng mật mã của mình.

Đội ngũ đứng sau cNFT

Metaplex and Solana Labs là hai đội ngũ đứng sau sang tạo ra compressed NFT. Theo đó, cNFT sử dụng đồng thời công nghệ nén có tên gọi là Bubblegum được chế tạo bởi Metaplex, và chương trình cây Merkle (hay Gummyroll) của Solana Labs.

Sự kết hợp này đã giúp cNFT cải thiện đáng kể về hiệu quả lưu trữ dữ liệu, cũng như tốc độ giao dịch NFT trên mạng lưới Solana. Từ đó tiến tới mục tiêu giúp các doanh nghiệp, dự án Web2 và Web3 có thể tiếp cận được với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người dùng.

Các dự án hỗ trợ cNFT

Theo như Metaplex chia sẻ, team hiện cũng đang làm việc với nhiều dự án ở các mảng khác nhau để hỗ trợ đưa cNFT tiếp cận được với nhiều người hơn.

    Ví: Solflare, Phantom, Backpack...
    Marketplace: Tensor, MagicEden...
    Tool: Crossmint...
    RPCs: GenysysGo, Triton, Helius...

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những đặc điểm cơ bản anh em cần biết về cNFT. Mặc dù đã được phát triển từ trước, nhưng tính đến thời điểm hiện tại cNFT vẫn chưa thực sự được ứng dụng và biết đến quá nhiều.

Tuy nhiên với tốc độ phát triển của mảng NFT, cũng như ngày càng có thêm nhiều công ty truyền thống mở rộng sang thế giới Web3, việc ứng dụng các công nghệ mới như cNFT để tối ưu hoá chi phí, khả năng quản lý, lưu trữ cũng chỉ là câu chuyện sớm muộn mà thôi.

RELEVANT SERIES