Dự án cần thận trọng khi mở rộng multichain
Bối cảnh thị trường
Từ năm 2020, việc nhiều người mong muốn giải quyết vấn đề tắt nghẽn mạng lưới cùng phí gas đắt đỏ đã tạo ra thị trường crypto đa blockchain. Chính Vitalik cũng cho rằng multichain là tương lai của crypto.
Nắm bắt được xu hướng, các dự án bắt đầu có những bước đi hỗ trợ multichain. Nghĩa là bạn sẽ bắt gặp Opensea không chỉ trên Ethereum, mà còn là Polygon, BNB Chain... Tuy nhiên, điều này thực sự có nên làm?
Không phải ai cũng thành công khi hỗ trợ multichain
Dưới đây là một số bằng chứng cho thấy hầu hết các dự án không gặt hái được nhiều thành công khi mở rộng phạm vi hoạt động sang chain khác.
Magic Eden thất thủ
Magic Eden là một trong những dự án NFT marketplace hàng đầu Solana. Tuy nhiên, họ bắt đầu có bước đi đầu tiên về việc hỗ trợ hệ sinh thái khác, đó là Polygon vào tháng 11/2022. Chưa dừng lại, Magic Eden thông báo về việc mở rộng sang Ethereum vào cuối tháng 3/2023. Dưới đây là khối lượng giao dịch của các NFT marketplace trên Solana:
Hình trên cho thấy Magic Eden đã chiến thắng trong cả năm 2022. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu mở rộng sang Ethereum, đã có thế lực mới nổi lên: Tensor.
Nhưng chưa cần kể đến Tensor, khi họ bắt đầu triển khai trên Polygon, khối lượng giao dịch cũng bắt đầu có dấu hiệu giảm nhẹ.
Ở thời điểm hiện tại, Tensor đã “ngang cơ” với Magic Eden, thậm chí đôi lúc còn nhỉnh hơn.
Opensea ngừng hỗ trợ BNB Chain
Opensea là một trong những tên tuổi lớn và lâu đời nhất của thị trường NFT. Vào ngày 19/8/2023, chợ giao dịch NFT này chính thức ngừng hỗ trợ BNB Chain. Lý do đưa ra là chi phí bỏ ra cao hơn tác động thu về.
Opensea hỗ trợ BNB Chain (trước đây là Binance Smart Chain) vào tháng 11/2022. Nghĩa là chưa đầy một năm, dự án nhận ra mình không đủ sức để triển khai kế hoạch multichain.
“Không đủ sức triển khai multichain” ở đây có hai nghĩa:
Chúng ta cùng kiểm chứng cả hai giả thuyết.
(1): Trong 3 tháng gần nhất, Opensea chiếm gần 50% khối lượng giao dịch. Dù rằng bắt đầu “xâm chiếm” BNB Chain 9 tháng, nhưng nhìn chung thì vẫn ở top 1 trong 3 tháng trở lại => giả thuyết này bỏ.
(2) Dù đã có vị trí thống trị, nhưng tổng khối lượng giao dịch của toàn bộ BNB Chain trong 3 tháng chỉ có 12,7 triệu USD. Con số này chỉ bằng một ngày trên Ethereum => giả thuyết này là đúng.
Do đó, khá dễ hiểu khi Opensea rời bỏ BNB Chain. Vì tại sao phải đứng nhất một hệ sinh thái mà không có tí triển vọng gì về NFT?
Thị phần Uniswap trên BNB Chain
Ở trên là những ví dụ về ông lớn trong mảng NFT. Giờ thì cùng xem xét về dự án trong mảng FT (Fungible Token - các token có thể thay thế được, hay những token phổ biến trong
crypto).
Ai cũng biết Uniswap là tượng đài DEX trong crypto. Nối tiếp sự thành công trên Ethereum, Uniswap cũng triển khai multichain. Ta thử kiểm tra hoạt động của Uniswap trên BNB Chain.
Nhìn vào hình trên, ta thấy Uniswap gần như không có thị phần so với PancakeSwap - dù PancakeSwap là bản fork của Uniswap nhưng hoạt động trên BNB Chain. Để giải thích, có thể do PancakeSwap thành công nhờ hiệu ứng người đi đầu, kèm theo đó là giữ được người dùng trong suốt thời gian hoạt động.
PancakeSwap cũng có nước đi tương tự khi “xâm lấn” địa bàn Ethereum của Uniswap. Tuy mình chưa tìm được số liệu về thị phần của PancakeSwap trên Ethereum, nhưng khả năng cao cũng tương tự như thị phần Uniswap trên BNB Chain.
Kết luận
Những dự án ví dụ trên đều là từ “tay to” cho đến “tay siêu to” trong những lĩnh vực cụ thể, hay crypto nói chung. Tuy nhiên, khi bước qua chain mới là một câu chuyện khác. Không phải có tiền, có nguồn lực mạnh, từng thống trị một hệ sinh thái, đồng nghĩa với viễn cảnh qua chain khác sẽ có thành công tương tự.
Để lý giải cho điều này, mình cho rằng trong các lĩnh vực như NFT marketplace, DEX, Lending… của mỗi hệ sinh thái, đa phần đều đã xác định được người chiến thắng, hay cũng có thể xem như “chủ” của từng ngôi nhà.
Và dĩ nhiên, bạn không thể vào nhà một ai đó, và thể hiện rằng mình mới là người thống trị sân chơi này. Bởi vì thực tế, hầu hết những người đang thống trị trong các chain, họ đã có mối quan hệ sâu sắc với blockchain đó. Ví dụ: ví Phantom, Backpack đều có quan hệ với Solana; đội ngũ đứng sau Metamask cũng là chủ chốt của Ethereum…
Dĩ nhiên không phải việc phát triển multichain là không nên. Như tiêu đề bài viết, mình nghĩ dự án cần có chiến lược cụ thể, tính toán nguồn lực thận trọng. Vì như những bên dày dặn kinh nghiệm trên mà còn thất bại, thì rất khó để dự án nhỏ có thành công lớn trong nhiều hệ sinh thái.