SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Săn Gem
Save
Copy link

Chúng ta mua NFT có phải vì nghệ thuật?

Nhiều người luôn bảo mua NFT vì hình ảnh đẹp, có ý nghĩa. Nhưng thực tế có phải vậy không? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi: cộng đồng mua NFT làm gì?
Channel logo
Săn Gem
Published Sep 20 2023
Updated Sep 20 2023
7 min read
thumbnail

“Mua NFT để làm gì?”

“Mua NFT để làm gì?” - Đây là câu hỏi mình nghĩ nhiều người trong chúng ta đã tự hỏi ít nhất một lần. Câu trả lời đa phần đều mang nội dung kiểu: ảnh này đẹp, lạ; tác giả chỉnh chu trong từng tác phẩm…

Mình đã không dưới hai lần nghe những người trong ngành nói về sự độc đáo của Azuki. Trong đó bao gồm đánh mạnh vào tệp khách hàng châu Á, sự độc đáo của những tấm hình (một số chi tiết đều độc nhất trong từng NFT)...

image
Bộ sưu tập Azuki. Nguồn: Săn Gem.

Những ngày đầu bước vào thế giới “tranh ảnh trên blockchain” này, mình cũng tin những điều trên là thật, nghĩa là người mua nhận thức được cái đẹp của hình ảnh mà họ chuẩn bị mua. Cho tới khi mùa bear market diễn ra.

Từ năm 2022 - 2023, những “bluechip” trong mảng PFP NFT như BAYC, Azuki… có floor price giảm ít nhất 5 lần, tính từ đỉnh cao nhất. Đó là chưa tính hàng trăm dự án PFP NFT chỉ được tạo ra để lấy tiền mint từ người dùng, sau đó ngưng hoạt động.

Có thật sự mua NFT vì nghệ thuật?

Azuki Elementals và meme “úp bô” cộng đồng

Có một sự kiện thú vị xảy ra trong năm 2023 về Azuki để trả lời câu hỏi này. Đó là vào tháng 6/2023, Chiru Labs - đội ngũ đứng sau Azuki, thông báo ra mắt bộ sưu tập thứ ba của họ là Azuki Elementals (bộ trước là Beanz, được airdrop cho ai sở hữu Azuki vào tháng 3/2022).

Cộng đồng vô cùng hào hứng, bằng chứng là 10,000 NFT được bán hết trong vòng 15 phút, thu về khoảng 20,000 ETH (trị giá 38 triệu USD). Tuy nhiên, khi những tấm ảnh hiện hình thật, đó là lúc tranh cãi diễn ra.

Người dùng cho rằng họ bị lừa dối, vì Azuki Elementals và Azuki giống nhau đến… 99%. Có chăng chỉ là thêm một số chi tiết nhỏ, cũng như một số nhân vật khác. Nhưng nhìn chung cộng đồng cho rằng Azuki đang muốn “bào” cộng đồng. Nghĩa là bỏ ít công sức trong việc sáng tạo nhưng thu về rất nhiều tiền mint NFT.

Giá Azuki lập tức giảm từ 17 ETH còn 7 ETH trong vòng 7 ngày. Thậm chí Azuki Elementals còn có hình tượng đội những chiếc xô trên đầu, khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh “úp bô” từ chính nhà sáng lập lên cộng đồng.

image
Hình ảnh "nhạy cảm" đến từ chính Azuki Elementals. Nguồn: Săn Gem.

Người dùng thật sự muốn gì?

Qua tình huống trên, thoạt đầu có vẻ như cộng đồng nói đúng. Những bộ sưu tập tiếp theo của một dự án thường sẽ có những hình ảnh và câu chuyện khác bộ đầu tiên. Đơn cử như y00ts là bộ NFT thứ hai của DeGods, hay thậm chí chính Beanz của Azuki cũng tuân theo “luật” trên.

Tuy nhiên, trở lại với câu chuyện nghệ thuật. Nếu cộng đồng mua Azuki vì nghệ thuật của từng bức ảnh, thì việc dự án ra mắt bộ sưu tập tiếp theo giữ nguyên nội dung là điều tốt chứ? Vì giá của Azuki trước đó không hề rẻ, nên đa phần người dùng phổ thông khó mà sở hữu được.

Vậy Azuki Elementals là câu trả lời hoàn hảo. Họ phát hành thêm 20,000 NFT (10,000 NFT mở bán, phần còn lại airdrop cho ai nắm giữ Azuki và Beanz) để nhiều người yêu thích nghệ thuật có khả năng tiếp cận với dự án. Vậy tại sao cộng đồng phản ứng tiêu cực?

Lý do được đưa ra là vì sự pha loãng. Nghĩa là với 10,000 Azuki ban đầu với giá 17 ETH, tổng vốn hóa là 170,000 ETH. Nhưng bộ sưu tập sau gần như không khác gì Azuki, nên người dùng cho rằng vốn hóa 170,000 ETH giờ đây là của 30,000 NFT, không phải 10,000 NFT nữa.

Vậy suy cho cùng, những người sở hữu Azuki đều lo sợ giá trị NFT giảm, không phải vì hình ảnh Azuki Elementals xấu.

PFP NFT cũng chỉ là một dạng token

Câu chuyện Azuki chỉ là ví dụ điển hình để nói về vấn đề “lợi nhuận” khi mua NFT. Thực tế, rất nhiều NFT lớn khác như Crypto Punk, BAYC, MAYC… đều giảm giá mạnh trong mùa downtrend mà không hề có lý do.

Nếu cộng đồng yêu thích nghệ thuật pixel của Crypto Punk, vẻ đẹp của những chú khỉ giàu có nhưng buồn chán của BAYC… thì ai là người bán tháo NFT để giá giảm mạnh?

Từ đó, theo mình PFP NFT, hay thể loại NFT (ngoài ra còn có NFT đất trong game, NFT poap…) phổ biến nhất mà mọi người biết khi nhắc đến NFT, cũng chỉ là một dạng token, chỉ là chúng khác token thông thường về quy chuẩn (standard). Các token bình thường ở Ethereum có dạng ERC-20, NFT thường là ERC-721, ERC-1155.

Tuy nhiên nhiều người không nhận ra điều này. Họ cho rằng NFT (nhưng ý là ám chỉ PFP NFT), là cái gì đó khác biệt, mang ý nghĩa to lớn vì nghệ thuật.

Có thể tương lai họ đúng, nhưng ít nhất hiện tại, thị trường crypto còn quá mới để mọi người vì mục đích cao cả nào khác mà bỏ qua yếu tố lợi nhuận. Một yếu tố đáng chú ý khác là những người tham gia crypto.

Mình không có tài liệu về độ tuổi và thu nhập người tham gia đầu tư crypto. Tuy nhiên, theo khảo sát được làm vào năm 2022 về thị trường crypto Việt Nam, các con số về người đọc web, tham gia khảo sát đa phần từ 18 - 36 tuổi, cũng như thu nhập từ 10 - 25 triệu đồng/ tháng.

image
Nhân khẩu học về người tham gia crypto ở Việt Nam. Nguồn: Coin98.

Dù chỉ là khảo sát ở một quốc gia, nhưng theo nghiên cứu của Chainalysis vào năm 2022, Việt Nam đứng hạng nhất về khả năng thích ứng với tiền điện tử. Điều này cũng nói lên phần nào khả năng thị trường crypto Việt Nam phản ánh thế giới.

Với mức thu nhập cùng độ tuổi này, liệu họ - những người đang mua bán token, NFT, có thật sự nghĩ đến lý tưởng tốt đẹp như mass adoption, nghệ thuật được “blockchain hóa”... hay không? Hay họ muốn vào đây chỉ để có bước tiến rõ rệt về mặt tài chính?

Kết luận

Như đã nói, việc token hóa tranh ảnh trở thành NFT thật sự mang ý nghĩa lớn trong vấn đề liên quan đến bản quyền, cũng như xóa mờ rào cản tiếp cận nghệ thuật… Nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa khi người dùng không còn quan tâm đến lợi nhuận trong crypto nói chung, và NFT nói riêng.

RELEVANT SERIES