Fully Onchain Game (FOCG) có phải là bước tiến mới của GameFi?
Fully Onchain Game (FOCG) là gì?
Fully on-chain game (FOCG) hay còn gọi là game trên chuỗi hoàn toàn, là một dạng trò chơi mà trong đó:
Thường nhắc đến GameFi, chắc hẳn anh em sẽ nghĩ ngay đến nhưng cái tên như: Axie Infinity, Star Atlat,... Tuy nhiên nếu xét về bản chất, Axie Infinity chỉ mới là một trò chơi được xây dựng trên Blockchain (Game Web2.5). Trong đó, ngoại trừ phần nhân vật Axie được đưa lên blockchain dưới dạng NFT, toàn bộ dữ liệu, logic và cơ chế hoạt động của game đều nằm ở máy chủ của dự án.
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một dự án FOCG nào thật sự thành công và thu hút được sự chú ý của người dùng. Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh phi tập trung và được thoải mái sáng tạo trên nền tảng game sẵn có thì đây cũng có thể là một “selling point” cho mảng GameFi trong mùa tới.
Giống như Roblox và GTA đã gây được tiếng vang lớn trong thị trường Game Web2 và thu hút được lượng user cực khủng, khi cho phép người chơi có thể thoải mái nhập vai, sáng tạo và xây dựng cho mình những thế giới riêng trong game.
Sự hình thành và phát triển của GameFi
Ngành công nghiệp trò chơi vốn đã trải qua một giai đoạn hình thành và phát triển khá dài. Cứ mỗi bước tiến trong lĩnh vực công nghệ sẽ tạo ra nhiều tính năng độc đáo và mới lạ hơn cho các trò chơi:
Cứ qua mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những cái tên nổi trội và thành công với công nghệ mới đó. Và với các trò chơi trong thế giới Web3 cũng vậy:
FOCG có gì khác biệt so với Game Blockchain thông thường?
Ưu điểm
Tính minh bạch: Vì mọi thông tin về trò chơi được lưu trữ công khai trên blockchain, nên người chơi có thể kiểm tra và xác minh tất cả các giao dịch và hoạt động trong game. Điều này tạo ra tính minh bạch và ngăn chặn các hành vi gian lận.
Quyền sở hữu tài sản trong game: Người chơi có thể sở hữu hoàn toàn tài sản trong trò chơi, chẳng hạn như vật phẩm hoặc nhân vật, và có thể giao dịch chúng ngoài trò chơi hoặc giữ chúng như tài sản giá trị.
Khả năng tương tác qua blockchain: Không chỉ chơi game, người chơi còn có thể thoải mái sáng tạo, xây dựng thêm các cơ chế mới trong game thông qua các smart contract, mà không cần phải xin phép hay đợi xét duyệt từ bất kỳ ai.
Bảo mật và an ninh: Blockchain vốn được biết đến là nền tảng cung cấp mức độ bảo mật cao cho các dữ liệu game. Bên cạnh đó, việc lưu trữ thông tin trên nhiều khối (block) khác nhau cũng giúp hạn chế khả năng bị tấn công máy chủ như những tựa game truyền thống.
Tích hợp dApps và DeFi: Vì được xây dựng on-chain hoàn toàn nên các tựa game FOCG có thể tích hợp dApps (ứng dụng phi tập trung) và DeFi (tài chính phi tập trung), cho phép người chơi tham gia vào các hoạt động tài chính khác trong trò chơi.
Nhược điểm
Song song với các ưu điểm trên, việc phát triển và vận hành một tựa game trên chuỗi hoàn toàn cũng sẽ có những bất cập nhất định. Trong đó:
Tốc độ và chi phí: Bên cạnh tính minh bạch, việc lưu trữ và vận hành on-chain thường phải đối mặt với chi phí đắt đỏ (phí trả cho validator để xử lý dữ liệu) và tốc độ chậm hơn so với off-chain. Điều này rất có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của người dùng khi chơi game. Vì thế, tốc độ và chi phí cũng là một trong những điểm yếu khiến FOCG khó có thể phát triển sang những loại hình trò chơi có đồ họa cao và nhịp độ nhanh như: FPS, MOBA,...
Khả năng mở rộng: Với các tựa game Web2 hoặc game blockchain thông thường đều sẽ được vận hành trên hệ thống máy chủ riêng, đòi hỏi phải có cấu hình cực mạnh để xử lý dữ liệu người dùng. Chính vì thế việc FOCG lưu trữ dữ liệu hoàn toàn trên blockchain mà không có máy chủ hay đội ngũ vận hành hỗ trợ nào phía sau, sẽ rất dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạng khi có quá nhiều người chơi tham gia cùng lúc.
Tiềm năng phát triển của FOCG
Như ví dụ đã nêu trước đó về GTA, tựa game đình đám ứng dụng xu hướng UGC (User Generated Content, hay còn gọi là nội dung do người dùng tạo). Theo đó, người dùng có thể xây dựng một thành phố riêng trong game GTA và vận hành chung trên server riêng của mình. Tuy nhiên, quyền kiểm soát và vận hành game đều nằm trong tay Rockstar - công ty chủ quản của GTA, và đương nhiên họ có quyền “đánh sập” server của anh em bất kỳ lúc nào.
Nhưng với một tựa game FOCG, miễn là blockchain đó còn hoạt động thì mọi thứ anh em tạo ra đều được lưu trữ phi tập trung và hoàn toàn minh bạch. Không có thế lực nào, kể cả nhà phát hành game có thể “đánh sập” hay xoá bỏ được cả.
Ngoài ra, FOCG còn tạo cơ hội cho cộng đồng có thể đóng góp, xây dựng và cùng phát triển game. Với mục tiêu trở thành một “thế giới tự trị” và không bị quản lý bởi bất kỳ ai, người chơi sẽ có cảm giác “gắn bó” và “cống hiến” nhiều hơn với những giá trị mà họ đã tự xây dựng và tạo ra trong game. Đây cũng là yếu tố chính giúp game thu hút được nhiều đối tác hơn để phát triển nhanh chóng và mở rộng hệ sinh thái của mình.
Tuy nhiên, nếu để phát triển lâu dài, FOCG vẫn cần tập trung vào Gameplay nhiều hơn, đánh đúng vào giá trị của một trò chơi là để giải trí, thay vì hướng người dùng chú ý vào yếu tố “kinh tế” như các trò chơi GameFi mùa trước đã từng.
Các dự án FOCG nổi bật
Một số dự án FOCG đang được xây dựng mà anh em có thể tìm hiểu thử:
LootRealm
Pirate Nation
Hiện tại Pirate Nation đang trong giai đoạn Beta, anh em có thể đăng ký Waitlist để tham giam trải nghiệm game tại đây.
Tổng kết
Việc FOCG liệu có phải là giải pháp mới cho mảng game blockchain trong chu kỳ tiếp theo hay không vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. FOCG tuy mang lại nhiều tiềm năng cho lĩnh vực GameFi, nhưng song song đó cũng tồn tại nhiều hạn chế về tốc độ và chi phí. Chính vì thế, nếu các tựa game FOCG thật sự muốn phát triển và bùng nổ trở lại, đòi hỏi các nhà phát hành không những phải ứng dụng được những ưu điểm “on-chain” mà còn phải khắc phục được hạn chế vốn có của những tựa game blockchain đã gặp phải ở mùa trước.
Có thể thấy mặc dù trong mùa Downtrend nhưng các quỹ đầu tư lớn vẫn rót vốn đều cho các dự án mảng GameFi. Chứng tỏ đây vẫn là một trong những lĩnh vực đầy tiềm năng mà các tay to trong thị trường đang đặt niềm tin vào trong chu kỳ tới.